Mới đây, thông tin Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cùng các nhà thầu phát động thi đua hoàn thành thi công và khai thác kỹ thuật đưa đường băng sân bay Long Thành về đích trước 30/4/2025… gây chú ý.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cùng liên danh các nhà thầu mới đây đã phát động thi đua hoàn thành thi công và khai thác kỹ thuật công trình đường cất hạ cánh sân bay Long Thành trước 30/4/2025.
Công trình đường cất hạ cánh sân bay Long Thành có chiều dài 4.000m, rộng 45m. Đây là hạng mục chính của gói thầu 4.6 - đường cất hạ cánh, đường lăn sân đỗ sân bay Long Thành.
Hạng mục này được khởi công hồi tháng 8/2023. Đến nay, công tác thi công đường cất hạ cánh đang bám sát tiến độ, về cơ bản đã hoàn thành các hạng mục nền đất, nền cát. Lớp cấp phối đá dăm đã hoàn thành trên 70%.
Theo ACV, công nhân, kỹ sư liên danh nhà thầu đang làm việc khẩn trương với khẩu hiệu “vượt nắng thắng mưa”. Quyết đưa đường cất hạ cánh sân bay Long Thành hoàn thành trước Lễ 30/4/2025.
Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 là dự án quan trọng đặc biệt cấp Quốc gia, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự kiến sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, sân bay Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Toàn bộ vốn đầu tư dự án khoảng 336.630 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD).
Trong đó, giai đoạn 1 xây đường cất hạ cánh, nhà ga cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách/năm trước đó dự kiến về đích năm 2026, nhưng nay đang phấn đấu rút ngắn đến năm 2025.mmm
Sân bay Long Thành thúc tiến độ đang tạo động lực mới cho thị trường bất động sản khu vực và lân cận.
Khi khai thác giai đoạn 1 với công suất 25 triệu hành khách vào năm 2026, sân bay Long Thành cần gần 14.000 lao động từ phổ thông đến trên đại học. Đây là thông tin ông Võ Tấn Đức, quyền chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nêu tại hội nghị Đào tạo nguồn nhân lực vận hành sân bay Long Thành diễn ra mới đây.
Theo ông Đức, trong tổng nhu cầu 14.000 lao động, có hơn 5.000 người trình độ đại học và trên đại học, 2.000 lao động phổ thông, còn lại là lao động sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề. Nguồn lao động chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, trực tiếp sản xuất kinh doanh dịch vụ, vận hành bay...
Đại diện ACV cho rằng, khi sân bay Long Thành vận hành, các chuyến bay trên 1.000 km đa số sẽ ở Long Thành nên việc đào tạo nguồn lực cần tập trung ngành nghề bảo dưỡng, chăm sóc, sửa chữa máy bay. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần quan tâm đến lao động chất lượng cao như: công nghệ thông tin, trung tâm dữ liệu, sinh trắc học, tự động hóa xử lý hành khách, hành lý, điện...
PGS TS Trần Hoài An, Chủ tịch Học viện hàng không Việt Nam cho biết, từ năm 2020 đơn vị đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh để đáp ứng nhu cầu lao động cho sân bay Long Thành. Hiện, mỗi năm, học viện đào tạo khoảng 200 kỹ sư ra trường, hàng trăm kỹ sư khai thác ngành nghề kinh tế hàng không.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cũng cho hay, khi sân bay Long Thành vận hành chắc chắn sẽ thu hút nhân lực, nhưng nếu việc đào tạo được chuẩn bị tốt sẽ đảm bảo chất lượng và kịp thời. Do đó, địa phương này đã quy hoạch 1.000 ha để mời gọi các cơ sở đào tạo chất lượng cao.
Gần đây, thị trường bất động sản Đồng Nai nói riêng, các khu vực lân cận nói chung đã xuất hiện “sóng” đầu tư nhằm đón đầu tiến độ sân bay Long Thành. Các hoạt động mua – bán bất động sản, bao gồm đất nền và căn hộ nơi đây đã rục rịch trở lại. Không chỉ nhà đầu tư địa phương mà các khu vực lân cận như Tp.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu hay nhà đầu tư phía bắc cũng đang để ý đến thông tin dự án ở khu vực gần sân bay.
Nhà đầu tư nhìn thấy câu chuyện khi dự án sân bay hoàn thành thì nhu cầu về nhà ở của lực lượng lao động tại sân bay sẽ tăng vọt vào giai đoạn 2025-2026. Theo đó, các dự án bất động sản gần sân bay đang có lợi thế đón đầu nhu cầu này.
Nhà đầu tư chờ “động lực” mới từ hạ tầng giao thông
Theo ghi nhận, với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng đang và sắp được triển khai thực hiện, các khu vực của Đồng Nai như Long Thành, Nhơn Trạch… có cơ hội phát triển trong giai đoạn mới.
Trong dự thảo Đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2045, hệ thống giao thông kết nối vùng được xác định là động lực phát triển của khu vực này.
Cụ thể, tháng 9/2022, cầu Nhơn Trạch thuộc dự án Thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, dự án Đường vành đai 3 – Tp.HCM chính thức được khởi công xây dựng. Theo tiến độ, cầu Nhơn Trạch sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025. Đây sẽ là cầu đường bộ đầu tiên đảm nhận “sứ mệnh” kết nối trực tiếp huyện Nhơn Trạch với Tp.HCM.
Cầu Nhơn Trạch thuộc dự án Thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, dự án Đường vành đai 3 – Tp.HCM
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Tp.HCM Trần Quang Lâm cho biết, theo thống nhất giữa Tp.HCM và Đồng Nai sẽ có thêm 3 cây cầu đường bộ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới để kết nối 2 địa phương.
Trong số này, sẽ có 2 cầu đường bộ kết nối trực tiếp giữa huyện Nhơn Trạch với Tp.HCM là cầu Cát Lái và cầu Phú Mỹ 2. Về thời gian thực hiện, cầu Phú Mỹ 2 được xác định sẽ triển khai đầu tư xây dựng sau năm 2030. Với cầu Cát Lái, 2 địa phương đang tiếp tục bàn bạc để thống nhất thời gian thực hiện.
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã đề nghị các cơ quan chức năng của Tp.HCM phối hợp triển khai các thủ tục để có thể khởi công xây dựng cây cầu này trong năm 2025.
Cùng với đó, đường vành đai 3 – Tp.HCM đang được triển khai thi công cũng sẽ góp thêm động lực phát triển mới khi mối liên kết vùng được thúc đẩy ngày càng chặt chẽ hơn. Theo dự kiến, đường vành đai 3 – Tp.HCM sẽ được đưa vào khai thác đồng bộ trong năm 2026.
Vành đai 3 đoạn qua tp. HCM đi ngang dự án khu đô thị mới Đông Tăng Long. Do vậy khi hoàn thành thì việc di chuyển của cư dân ở đây đến sân bay quốc tế Long Thành cực kỳ dễ dàng.
Quý khách điền thông tin bên dưới chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất